Bình Mirai Care's profile

Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc

Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc
Parkinson là một bệnh lý thần kinh tiến triển chậm, thường xuất hiện ở người trưởng thành và già. Bệnh Parkinson được đặt tên theo bác sĩ James Parkinson, người đã mô tả chi tiết về nó trong một bài báo khoa học vào năm 1817.
Sau khi nghiên cứu thay thế tế bào được thực hiện trong thập niên 1980, nhiều nhà nghiên cứu và bác sĩ đã cấy các tế bào thần kinh đang phát triển từ bào thai của con người sang động vật và bệnh nhân Parkinson, và ghi nhận những cải thiện lớn trong một số trường hợp và ít thay đổi ở những người khác. Các nghiên cứu ban đầu đã mở đường cho các nghiên cứu chính sau này nhưng điều này cũng gây nên tác dụng phụ do bệnh nhân phải dùng thuốc Levodopa kéo dài (chuyển động không kiểm soát).
Các tế bào trẻ, khỏe mạnh được cấy ghép vào não người có thể là một phương thuốc cho bệnh Parkinson nhưng có rất ít mô bào thai có sẵn để điều trị số lượng lớn bệnh nhân, chưa kể đến vấn đề đạo đức. Kết quả là, các bác sĩ đang tìm kiếm các tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) như một nguồn thay thế của các tế bào dopamine mới. Các tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) được lấy khỏi da của bệnh nhân Parkinson, được tái sinh trong phòng thí nghiệm và sau đó được sử dụng để tạo ra các tế bào thần kinh mới và khỏe mạnh hơn.
Bệnh nhân Parkinson được điều trị bằng tế bào gốc được xem là có tiến triển tốt. Đây là một lựa chọn điều trị để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân được ghi nhận là giảm tình trạng run rẩy, giảm đau mãn tính, cải thiện mức năng lượng và cải thiện chu kỳ giấc ngủ. Đặc biệt mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện tiềm năng của tế bào gốc màng bánh nhau (Amniotic stem cells– ASC) trong việc điều trị hiệu quả các rối loạn thần kinh, trong đó có Parkinson, đột quỵ, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống… 
Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc
Published:

Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc

Published:

Creative Fields